SOFM VÀ HÀNH TRÌNH TỪ ZERO – HERO

sofm

CKTG 2020, cột mốc đánh dấu sự nghiệp thi đấu của Sofm trên chặng hành trình chinh phục tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

CKTG: Liên minh huyền thoại năm 2020 tưởng chừng khá buồn với cộng đồng người chơi tại nước nhà, khi không có bất kì đại diện nào tại khu vực VCS tham dự vì tình hình dịch bệnh Covid-19 leo thang. Nhưng trái với bầu không khí tẻ nhạt đó, fan hâm mộ Việt đang hết mình ủng hộ khu vực LPL? Cụ thể là chặng hành trình của Suning Gaming từ giai đoạn vòng bảng đến loạt đấu Bán Kết sắp tới. 

Giải mã lí do vô cùng đơn giản, vì Suning Gaming đang sở hữu người đi rừng mang dòng Việt – Sofm. Có thể thấy, các game thủ chân chính nước nhà vô cùng tự hào mỗi khi có bất kì đội tuyển hoặc cá nhân vận động viên thi đấu esports chuyên nghiệp nào đặt chân đến các sân chơi hàng đầu Thế Giới. 

sofm vs levi

Sofm & Levi – 2 tuyển thủ đi rừng hàng đầu Việt Nam 

Khác với Levi du đấu ngắn hạn tại LPL không mấy ấn tượng và trở lại Việt Nam ngay sau đó trong màu áo của GAM esports. Hay hàng loạt các tuyển thủ gốc Việt khác đang đang thi đấu phần lớn ở Châu Âu nhưng chẳng có mối liên kết nào với cộng đồng người hâm mộ nước nhà. Thì Sofm dễ dàng lấy lòng fans hâm mô khi hoàn thiện cả 2 yếu tố trên, chàng trai sinh năm 1998 gốc Hà Nội đã có màn trình diễn vô cùng ấn tượng cùng đồng đội trong năm 2020. Chưa kể, Sofm luôn dành tình cảm rất lớn với người hâm mộ tại nước nhà vì đã luôn ở bên cổ vũ cậu từ những ngày đầu đặt chân đến phương trời Trung Quốc rộng lớn, xa lạ vô cùng khó khăn trong quá khứ. 

“Nằm gai nếm mật” & duyên nợ với khu vực LPL

Bắt đầu sự nghiệp trong màu áo của Snake Esports, khởi đầu sự nghiệp tuyển thủ thi đấu Liên Minh huyền thoại chuyên nghiệp vô cùng khó khăn. Bất đồng ngôn ngữ, trái ngược văn hóa, thay đổi cả lối sống sinh hoạt. Thậm chí Sofm còn bị quản lý trừ tiền lương vì lí do “nói ngôn ngữ khác trong quá trình thi đấu”

sofm tại trung quốc

Chặng hành trình nỗ lực hoàn thiện bản thân trong màu áo Snake Esports

Theo dõi Sofm từ những ngày đầu, người hâm mộ dễ dàng thấy tuyển thủ khá trầm tính, ít nói, tự loại mình ra khỏi các cuộc chơi chung cùng team. Giai đoạn đó, Sofm chỉ đâm đâm lao vào luyện tập, thích nghi với lối chơi của người Trung Quốc. Đây cũng là điều dễ đoán, với áp lực đặt nặng trên vai, người đi rừng số 1 Việt Nam không tránh khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu tham dự một giải đấu khu vực LPL vô cùng khắc nghiệt. Đối đầu trực tiếp với những player hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Với thành tích không mấy khả quan, Snake Esports liên tục “thay máu” đội hình, thậm chí đến mức giải thể.

Sau 3 năm gắn bó với SS, Sofm tìm bến đỗ mới tại LNG rồi đến Suning Gaming. Quá trình dài đằng đẵng những khó khăn mà tuyển thủ quê Hà Nội Sofm vẫn âm thầm chịu đựng, kiên trì với giấc mơ một lần đặt chân đến sân chơi khắc nghiệt hàng đầu của Liên Minh huyền thoại: CKTG. 

suning sofm

Sofm liên tục tìm kiếm những bến đỗ mới trong quá trình thi đấu tại LPL

Đôi khi fan hâm mộ tự hỏi, tại sao Sofm không về Việt Nam thì câu chuyện đến CKTG sẽ trở nên vô cùng dễ dàng hơn? Đã có rất nhiều lần Sofm chọn về quê, nhưng không phải để thi đấu mà chỉ để nghỉ ngơi hoặc thăm gia đình. Sau đó lại khăn gói bay đến Trung Quốc để tiếp tục viết tiếp sự nghiệp thi đấu của mình tại đây. Có thể thấy quyết tâm chinh phục khu vực LPL của Sofm lớn như thế nào.

kda sofm

KDA xuất sắc của SOfm trước JDG ở vòng Tứ Kết gần đây

Thông qua lối chơi đi rừng quyết đoán của Sofm trong game, người hâm mộ có thể hiểu “bản lĩnh” của anh chàng luôn chất đầy. Hoài bão về một ngày chạm đỉnh vinh quang, tỏa sáng giữa những bụi gai chông chênh trên bước đường sự nghiệp. Mang đến niềm tự hào cho cộng đồng Liên Minh huyền thoại Việt Nam cũng như khiến các đối thủ trên khắp các châu lục trên Thế giới phải dè chừng mỗi khi đối mặt ở thời điểm hiện tại. Để có được điều đó, “thần đồng” đi rừng số 1 của chúng ta phải trải qua quá trình “nằm gai nếm mật” vô cùng đắt giá. Và thành công hiện tại ở CKTG 2020 được xem là vô cùng xứng đáng.

Lối chơi đi rừng mang tên: Sofm.

Sofm đã luôn biết cách biến mọi trận đấu trở nên khác biệt so với phần còn lại. Liên tục xuất hiện, mở đầu những cuộc giao tranh nhỏ tại khu vực rừng của đối phương, buộc tất cả đội địch phải liên tục theo dõi cuộc xâm lăng bất tận của Sofm để đảm bảo rừng của họ không bị tụt lại phía sau.

Có thể thấy điều rất rõ ràng trong trận Tiebreaker từ SN vs G2. Đến mức Caps luôn đi lang thang kiểm soát rừng ở level 2-3 vì sợ nghĩ rằng Sofm đang xâm chiếm bãi quái. Nhưng trong khi thực tế thì Sofm chỉ đơn giản tăng cường sức mạnh tại khu rừng của mình. Điều đó đã khiến Caps mất 1 đợt lính chỉ để đổi lấy lượng thông tin không đúng.

broxah không được chơi game

Broxah đã đau khổ đăng lên twitter nói rằng mình đã không được chơi từ đầu đến cuối sau trận thua trước Suning tại vòng bảng CKTG 2020.

Cách xây dựng lối chơi rất riêng, sáng tạo của Sofm tại meta mùa này cũng là điều khiến cộng đồng game thủ bàn luận sôi nổi. Lối di chuyển hợp lý để cướp rừng triệt để khiến Broxah phải thản thốt đăng đàn kể lể trên mạng xẫ hội. Hoặc những pha highlight để đời khi chủ động ăn miếng trả miếng với Syndra khiến Riot phải phân trần giải thích khi bị nghi ngờ tại lỗi game. Và còn rất nhiều câu chuyện khác xoay quanh cậu tuyển thủ sinh năm 1998 này ở kì chung kết 2020. 

sofm đi rừng ăn thịt

Junger “ăn thịt” Sofm hoàn toàn tự tin với Meta hiện tại. Khả năng rất cao SN sẽ tự tạo lịch sử của riêng mình tạo CKTG 2020

Đây là meta hoàn hảo dành SofM, những lựa chọn áp sát “ăn thịt” vô cùng chủ động với những vị tướng như Graves và Olaf hay Lillia hoặc Lee Sin luôn là trụ cột của niềm tin cho người hâm mộ theo dõi, nhận định. Sofm đã có buổi phỏng vấn sau khi hạ gục JDG giành chiếc vé vào vòng bán kết, điều đáng nói chàng trai sẵn sàng công khai sự yêu thương, tình cảm của mình hướng về cộng đồng người hâm mộ Việt. Game thủ nước nhà được phen nức mũi và cũng vô cùng tự hào về cách hành xử trưởng thành của Sofm.i.